Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn du học Pháp, tư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:
Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)
Là 2 quốc gia nằm ở 2 châu lục khác nhau, văn hoá và tư duy của Việt Nam và Pháp cũng có sự khác biệt. Vậy trong ngành giáo dục, Việt Nam và Pháp sẽ khác nhau như thế nào? Cùng Cap France tìm hiểu nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
Hệ thống giáo dục của Pháp được chia thành 3 cấp chính: Tiểu học – Trung học – Cao học. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc tới sự hoạt động của các nhà trẻ. Bởi, việc đưa trẻ đi lớp ngay từ khi con mới chỉ vài tháng tuổi là điều có thể xảy ra tại Pháp. Nhưng nói đúng ra thì nhà trẻ không nằm trong hệ thống giáo dục của Pháp. Thật vậy, hệ thống giáo dục của quốc gia này thực sự bắt đầu từ cấp tiểu học.
1.1. Giáo dục bậc Tiểu học
Cấp Tiểu học được chia thành 2 phần: trường mẫu giáo (école maternelle) và trường tiểu học (école primaire), dành cho trẻ có độ tuổi từ khoảng 3 đến 10.
Trường mẫu giáo được chia thành 3 lớp (theo độ tuổi của trẻ):
Trẻ 3 tuổi: Petite Section
Trẻ 4 tuổi: Moyenne Section
Trẻ 5 tuổi: Grande Section
Tại đây, mỗi lớp có 2 đến 3 cô giáo phụ trách khoảng 15-20 em.
Trường tiểu học dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi, cụ thể:
Lớp 1: CP (cours préparatoire)
Lớp 2: CE1 (cours élémentaire)
Lớp 3: CE2
Lớp 4: CM1 (cours moyen)
Lớp 5: CM2
Ở tiểu học, mỗi lớp sẽ có 1 giáo viên chủ nhiệm và có thể thay đổi theo từng năm.
1.2. Giáo dục bậc Trung học
Giáo dục bậc Trung học được chia làm hai: trường cấp 2 (THCS) và cấp 3 (THPT)
Trẻ có độ tuổi khoảng từ 10-11 tuổi bắt đầu vào học trung học cho đến năm 17-18 tuổi. Khác với Tiểu học, ở bậc Trung học, các em sẽ được nhiều giáo viên khác nhau của từng bộ môn giảng dạy.
Ở cấp 2, tên gọi của các lớp có sự khác biệt so với Việt Nam, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: lớp 6 (6e) lớp 7 (5e) lớp 8 (4e) lớp 9 (3e). Vào năm cuối của THCS (lớp 9), học sinh phải tham gia thi tốt nghiệp. Đây là kỳ thi đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh trong suốt 4 năm học THCS.
Đối với cấp 3, trường ở Pháp cũng chia thành 3 lớp: lớp 10 (la Seconde) lớp 11 (la Première) lớp 12 (la Terminale). Vào năm cuối của THPT (lớp 12), tất cả học sinh đều phải tham dự kỳ thi rất quan trọng: đó là kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 (le Baccalauréat). Để vượt qua kỳ thi này, học sinh cần phải đạt ít nhất điểm trung bình (10/20) và sẽ được trao bằng tốt nghiệp. Với tấm bằng này, các em mới có thể đăng ký dự tuyển vào bậc Cao học (Đại học).
1.3. Giáo dục bậc Cao học (Đại học)
Đây là cấp học cao nhất trong hệ thống giáo dục của Pháp. Ở bậc học này, vẫn có các trường công lập và tư thục để học sinh, sinh viên lựa chọn.
Bậc Cử nhân tại Pháp được học trong 3 năm, Thạc sĩ được đào tạo trong 2 năm và Tiến sĩ là 1 năm. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình học ngắn hạn khác như BTS (2 năm), DUT.
Trường đại học tại Pháp còn được gọi là FAC. Những trường đại học này thường là công lập. Sinh viên có thể chọn theo học ở đó trong số rất nhiều ngành khác nhau như toán học, triết học, vật lý, sinh học, nhân văn, v.v.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
– Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
– Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
– Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;
– Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
2.1. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2.2. Giáo dục phổ thông (giáo dục cơ bản)
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học – cấp I , giáo dục trung học cơ sở – cấp II (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông – cấp III (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):
– Giáo dục tiểu học (TH): Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.
– Giáo dục trung học cơ sở (THCS): Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
– Giáo dục trung học phổ thông (THPT): Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
2.4. Giáo dục chuyên biệt
– Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu: 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như những nhà quản lý giáo dục mong đợi, là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài.
– Trung tâm giáo dục thường xuyên: đây là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, nơi đây phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
– Trường phổ thông dân tộc nội trú: Đây là các trường nội trú đặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.
– Trường giáo dưỡng: Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hóa, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
2.5. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp hay dạy nghề là giáo dục chuẩn bị cho mọi người làm việc như một kỹ thuật viên hoặc trong các công việc khác nhau như một thương nhân hoặc một nghệ nhân. Giáo dục nghề nghiệp đôi khi được gọi là giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật.
– Giáo dục sơ cấp (nghề): Cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
– Giáo dục trung cấp: Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
– Giáo dục cao đẳng: Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
2.6. Giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bị phân tán cho nhiều bộ ngành quản lý. Mỗi bộ trong chính phủ đều có một số học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Bộ giáo dục không trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống đại học mà chỉ đưa ra những quy định hướng dẫn hoạt động của các trường đại học. Vấn đề nhân sự và tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc các bộ sẽ do bộ chủ quản quyết định. Còn tại các trường tư, vấn đề nhân sự và tài chính sẽ do những cổ đông sở hữu trường quyết định.
2.7. Giáo dục sau đại học
– Cao học: Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
– Nghiên cứu sinh: Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
Tags: so sanh he thong giao duc viet nam va phap, hoc tieng phap, hoc tieng phap mien phi, tieng phap co ban, du hoc phap, dich vu du hoc phap va canada, dao tao tieng phap, dich vu xin dinh cu canada, tieng phap giao tiep, du hoc canada, dinh cu canada