Nói Tiếng Pháp Chủ Đề Thành Phố
20 Tháng Một, 2022
Từ Vựng Tiếng Pháp Về Đồ Điện Gia Dụng
22 Tháng Một, 2022

Các Dạng Thì Quá Khứ Dùng Trong Tiếng Pháp

Các Dạng Thì Quá Khứ Dùng Trong Tiếng Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học PhápDu Học Canada và Dịch vụ tư vấn Định Cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp căn bản
Tiếng pháp giao tiếp hàng ngày
Tự học tiếng pháp online miễn phí
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ
Chương trình du học dự bị Pháp, cam kết đầu ra visa du học sau 6 tháng

Nếu như trong tiếng Việt chỉ có 2 thì quá khứ: thì quá khứ gần vừa mới xãy ra và thì quá khứ xa, thì trong tiếng Pháp thì quá khứ lại được chia nhiều dạng, ví dụ: passé composé, imparfait, plus-que-parfait…
Người học rất dễ bị nhầm lẫn nếu không phân biệt được cách dùng của chúng, nhất là giữa hai thì imparfait và passé composé. Nhằm giúp bạn nắm vững những đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc của các thì quá khứ tiếng Pháp, CAP Education – Học Tiếng Pháp Cap France xin tổng hợp chúng trong bài viết dưới đây như sau:
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Các thì quá khứ trong tiếng Pháp
  • Cách sử dụng và cấu trúc các thì quá khứ tiếng Pháp
Chúng ta cùng CAP tìm hiểu nhé!
1. CÁC THÌ QUÁ KHỨ TRONG TIẾNG PHÁP
Trong tiếng Pháp, chúng ta có các thì quá khứ sau:
  • Le passé récent
  • Le passé composé (Được sử dụng nhiều nhất)
  • L’imparfait (Được sử dụng nhiều thứ hai)
  • Le plus-que-parfait
  • Le passé simple (Ít khi sử dụng, thường chỉ xuất hiện trong văn chương, tiểu thuyết)
  • Le passé antérieur
2. CÁCH SỬ DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC THÌ TRONG TIẾNG PHÁP

2.1. Thì Passé récent: Thì quá khứ gần

Thì quá khứ gần, dùng để diễn tả một hành động vừa xảy ra trong quá khứ. Thì này chúng ta thường được sử dụng nhiều trong văn nói giao tiếp hàng ngày.

Ví dụ : Je viens de manger une pomme: tôi vừa mới ăn một trái táo.
Cấu trúc : VENIR au présent + DE + VERBE INFINITIF

2.2. Thì quá khứ Imparfait : 

  • Diễn tả bối cảnh, trạng thái sự việc, sự vật trong quá khứ.
Ví dụ : Elle ne savait pas quoi faire
  • Diễn tả thói quen, hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ.
Ví dụ : Autrefois, il jouait au tennis le mardi.
  • Kết hợp với thì passé composé để diễn tả 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ thì có hành động khác xen vào.
Ví dụ : Il faisait ses devoirs quand son frère est arrivé
  • Diễn tả lời mời, sự gợi ý.
Ví dụ : Si on allait en France cet été ?
  • Diễn tả điều ước hoặc sự tiếc nuối ở hiện tại.
Ví dụ : Si seulement ils habitaient plus près !
Để thành lập động từ ở thì imparfait, có 3 bước như sau:
  • Bước 1: chia động từ ở thì hiện tại với ngôi “nous”
  • Bước 2: bỏ đuôi “-ons”
  • Bước 3: thêm các đuôi tương ứng với chủ ngữ: “-ais, -ais, -ait, -ions, -iez, -aient”
2.3. Thì quá khứ Passé Composé
  • Diễn tả sự lặp đi lặp lại nhưng không phải theo một thói quen
Ví dụ : Je suis allé 8 fois au cinéma
  • Diễn tả thời điểm xác định trong quá khứ
Ví dụ : Hier, je suis allé au cinéma
  • Chuỗi hành động liên tiếp xãy ra trong quá khứ
Ví dụ : Je suis allé au cinéma, j’ai rencontré Michel, on est retourné dans un café
  • Diễn tả 1 hành động đột ngột xãy ra trong quá khứ
Ví dụ : Quand nous dinions sur la terrasse, l’orage a éclaté
Cấu trúc : Être/Avoir au présent + participe passé
Những động từ đi với Être bao gồm :
  •  Sinh ra (Naitre) – chết đi (Mourir) – đến từ đâu (Venir) –  đi (aller) – đến (arriver) – Monter (trèo) – đi vào (entrer) – lưu lại (rester) – đi ra (sortir) – xuống (descendre) – té ngã (tomber) – khởi hành (partir) – quay trở lại (retouner) – passer par (đi ngang qua) + thể kép của chúng (ex: venir -> revenir , partir -> repartir…).
  • Các động từ phản thân.
Lưu ý:
  • Tất cả các động từ đi với être luôn được hợp giống, và số theo sujet.
Ví dụ : Elle est sortie de la gare
  • Tất cả các động từ đi với avoir không được hợp giống và số.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số ngoại lệ như sau:
Động từ đi với avoir nhưng có COD đứng trước động từ thì động từ được hợp giống & số theo COD.
Ví dụ: La pomme qu’elle a mangée est bonne
  • Động từ phản thân nếu đằng sau có COD và “à” hay riêng động từ se faire sẽ không hợp giống & số theo sujet.
Ví dụ : Elle s’est lavé les mains
Nous nous sommes téléphoné
Elle s’est fait mal
2.4. Thì quá khứ Plus-que-parfait 
  • Thì quá khứ xa diễn tả một hành động diễn ra trước một hành động quá khứ khác, nhưng khác với thì tiền quá khứ, giữa hai hành động này có thể có một quảng thời gian khá dài.
Ví dụ : Il avait connu l’aisance ; il était maintenant dans la misère
  • Thì quá khứ xa diễn tả một hành động quen thuộc hoặc được lặp đi lặp lại, đã xảy ra trước một hành động quá khứ khác.
Ví dụ : Lorsqu’elle avait lu un livre, elle en parlait toujours
  • Trong các mệnh đề chỉ điều kiện, thì quá khứ xa là điều kiện được đặt ra cho một hành động không được thực hiện
Ví dụ : Cet accident ne lui serait pas arrivé s’il avait été plus prudent
  • Sự hối tiếc một hành động quá khứ đã không được thực hiện
Ví dụ : Ah ! si vous aviez pu savoir !
Cấu trúc : Être/Avoir à l’imparfait + Participe Passé.
2.5. Thì quá khứ Passé simple
  • Diễn tả một hành động diễn ra đột ngột.
Ví dụ : La pluie tomba brutalement
Công dụng chính của passé simple là dùng trong văn viết trang trọng hoặc trong văn chương, tiểu thuyết, ngay cả truyện cổ tích, tiểu thuyết dành cho thiếu nhi cũng vẫn rất hay dùng passé simple.
Cách chia động từ :
  • Động từ nhóm 1
Động từ: “parler” : Je parlai/ Tu parlas/ Il,Elle parla/ Nous parlâmes/  Vous parlâtes/ Ils, elles parlèrent
  • Động từ nhóm 2
Động từ “finir : Je finis/ Tu finis/ Il,elle finit/ Nous finîmes/ Vous finîtes/Ils, elles finirent
  • Động từ nhóm 3
Không có một công thức chung cho các động từ nhóm này. Các bạn sẽ tích luỹ trong quá trình học và tìm hiểu.
Một số động từ hay thường dùng: 
– Động từ “faire”: Je fis/ Tu fis/ il, elle fit/ Nous fîmes/ Vous fîtes/ ils, elles firent
– Động từ “dire”: Je dis/ Tu dis/ il, elle dit/ Nous dîmes/ Vous dîtes/ ils, elles dirent
– Động từ “mettre”: Je mis/ Tu mis/ il, elle mit/ Nous mîmes/ Vous mîtes/ ils, elles mirent
– Động từ “prendre”: Je pris/ Tu pris/ ils, elle prit/ Nous prîmes/ Vous prîtes/ ils, elles prirent
– Động từ “être”: Je fus/ Tu fus/ il, elle fut/ Nous fûmes/ Vous fûtes/ ils, elles fûrent
– Động từ “avoir”: J’ eus/ Tu eus/ il, elle eut/ Nous eûmes/ Vous eûtes/ ils, elles eurent
2.6. Thì quá khứ Passé antérieur
  • Chủ yếu dùng trong văn viết, diễn tả một hành động vừa diễn ra ngay trước một hành động khác trong quá khứ đã được diễn tả bằng passé simple.
Ví dụ : Dès qu’il eut prononcé ces mots, un concert de protestations s’éleva dans la foule
Cấu trúc : Être/Avoir au passé simple + Participe Passé
Như vậy là chúng ta đã điểm qua tất cả các thì quá khứ trong tiếng Pháp.
Hi vọng với bài viết này của CAP sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thì quá khứ trong tiếng Pháp, và bạn sẽ không còn phân vân hay bối rối khi phải lựa chọn sử dụng một trong số chúng.

Tổng Hợp Các Thì Quá Khứ Trong Tiếng Pháp

CAP luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Pháp và giấc mơ du học. Hãy liên ngay với CAP qua fanpage: Học Tiếng Pháp – Cap France, để được hỗ trợ trả lời trực tiếp các câu hỏi liên quan đến bài học tiếng Pháp, các khóa học tiếng Pháp, các chương trình du học Phápdu học Canada, định cư Canada. Hãy truy cập website CAP mỗi ngày www.capfrance.edu.vn để cập nhật các bài học tiếng Pháp, thông tin về du học Pháp, du học Canada mới nhất!

 

Tags: tong hop cac thi qua khu trong tieng phapdich vu tu van ho tro du hoc phap va canadahoc tieng phaptu hoc tieng phap online mien phidich vu tu van xin dinh cu canadatieng phap can banto chuc dao tao tieng phapdu hoc phaptieng phap giao tiep hang ngaydu hoc canada , dich vu tu van dinh cu canada

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *