Học Tiếng Pháp Cấp Độ 1 Cho Người Mới Bắt Đầu
16 Tháng chín, 2021
Hướng Dẫn Chứng Minh Tài Chính khi Du Học ở Canada
18 Tháng chín, 2021

Cách Định Cư Canada Diện Lao Động

Cách Định Cư Canada Diện Lao Động

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học Pháp, tư vấn du Học Canadatư vấn định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tiếng pháp online
Tự học tiếng pháp cơ bản
Giao tiếp tiếng pháp cơ bản
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ

Do sự thiếu hụt nguồn lao động tại Canada cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Canada có thể thuê nhân công thì chính phủ đã đưa ra một số chính sách mở cửa cho lao động nước ngoài.
Và Work Permit được xem như một tấm giấy thông hành dành cho những người lao động, du học sinh nước ngoài đến Canada học tập và làm việc.
Có Work Permit bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội được chấp nhận tại các công ty, tập đoàn lớn mà không một sự phân biệt về kỹ năng hay tay nghề so với người bản địa. Vậy work permit là gì và những thủ tục làm work permit sẽ diễn ra như thế nào? Xin định cư Canada diện work permit ra sao?
Hãy cùng tổ chức giáo dục Cap Education – Học Tiếng Pháp Cap France tìm hiểu ở nội dung chia sẻ sau đây.
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Work permit là gì ?
  • Điều kiện để xin work permit Canada
  • Các loại work permit
  • Những lợi ích nào khi sở hữu work permit Canada
1. WORK PERMIT LÀ GÌ?
Work permit hay còn được gọi là giấy phép lao động. Đây là một trong những văn bản xác nhận được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Canada cho phép người lao động nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại Canada.
Ngoài người lao động, du học sinh tốt nghiệp tại Canada cũng có quyền được cấp Work Permit để tiếp tục làm việc sau đại học tại đất nước lá phong đỏ này.
2. MỘT SỐ THÔNG TIN THỂ HIỆN TRÊN VĂN BẢN WORK PERMIT
Trên giấy phép lao động cho phép làm việc tại Canada có rất nhiều thông tin nhưng một số thông tin cơ bản cần phải có trên đây bao gồm:
  • Thông tin về Công ty bảo lãnh bao gồm có tên công ty và địa chỉ.
  • Thông tin về người được cấp Work permit bao gồm tên đầy đủ, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, trình độ chuyên môn, chức danh công việc, thời hạn làm việc…
3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ THỂ XIN ĐƯỢC WORK PERMIT CANADA?
a. Đối với người lao động nước ngoài
Với người lao động nước ngoài, điều kiện để xin Work Permit cần phải hội đủ những yếu tố sau:
  • Người lao động phải nhận được lời mời từ một doanh nghiệp nào đó ở Canada.
  • Doanh nghiệp mà người lao động được nhận lời mời làm việc phải đứng ra bảo lãnh và giúp người lao động xin giấy phép xác nhận thị trường lao động.
  • Người lao động phải đảm bảo tất cả các yếu tố về sức khỏe và lý lịch khi đến làm việc tại Canada.
Sau khi chủ doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh cho người lao động thì về cơ bản người lao động đã có thể đến Canada làm việc. Một vài lưu ý nho nhỏ đó là khi xét duyệt hồ sơ giấy tờ, người lao động phải chi trả một khoản tiền là 150 CAD/người cho Bộ di trú và một số các lệ phí khác.
b. Đối với sinh viên du học tại Canada điều kiện để có work permit
Sinh viên du học tại Canada có rất nhiều lựa chọn về Work Permit. Đó có thể là giấy phép làm việc ngoài nhà trường (Off-campus Work Permit), giấy phép làm việc phục vụ việc học (Co-op Work Permit) hay giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (Post Graduation Work Permit).
  • Đối với giấy phép làm việc ngoài nhà trường (Off-campus Work Permit):
đây là loại giấy phép gộp luôn vào giấy phép du học (giấy phép du học còn hạn) nên việc du học sinh Canada được đi làm thêm ngoài nhà trường là điều đương nhiên. Tuy vậy sinh viên chỉ được phép đi làm tối đa 20 giờ/tuần khi đang đi học và toàn thời gian khi đang giữa kì nghỉ theo kế hoạch (thường có nghĩa là kì nghỉ hè).
  • Đối với giấy phép làm việc phục vụ việc học (Co-op Work Permit)
yêu cầu chương trình học mà sinh viên đang theo học phải có phần thực tập. Phần thực tập này không được chiếm quá 50% chương trình học. Tuy nhiên đây chỉ là giấy phép làm việc trong khuôn khổ chương trình học. Sinh viên không được phép đi làm thêm bên ngoài.
  • Đối với giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (Post Graduation Work Permit)
Loại giấy phép này có điều kiện khắt khe hơn so với 2 loại vừa nêu trên. Yêu cầu sinh viên phải theo học liên tục một chương trình toàn thời gian ở một trường đại học/ cao đẳng tại Canada và đã hoàn tất khóa học ít nhất 8 tháng. Ngoài ra sinh viên phải hoàn thiện, thi đỗ tất cả các môn của chương trình học và đã nhận được thông báo từ trường học rằng sinh viên đã đủ điều kiện để tốt nghiệp, nhận bằng..
4. CÁC LOẠI WORK PERMIT
a. Giấy phép làm việc mở (open work permit – OWP) không quy định cụ thể nghề nghiệp và nơi làm việc, đối tượng được cấp:
  • Du học sinh đang học một chương trình post-secondary tại các DLI. WP dạng này; có thể nằm chung với study permit hoặc là một tờ WP riêng; cho phép sinh viên được đi làm tối đa 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và không giới hạn thời gian trong thời gian nghỉ theo quy định (“scheduled breaks” như kỳ nghỉ Hè hay kỳ nghỉ Đông…). Cần lưu ý du học sinh không được đi làm trong lúc đang học các khóa chuẩn bị như ESL, EAP hoặc các môn pre-requisite cho chương trình học chính như Toán, Lý, Sinh…
  • Du học sinh đã hoàn tất chương trình học tại một trường được công nhận. (Canadian designated learning institution – DLI) (Post-graduation Work Permit Program – PGWP).
  • Vợ/chồng hoặc common-law partner của vài dạng sinh viên hoặc người đang giữ WP. Cụ thể ở đây là sinh viên đang theo học full-time chương trình chính (post-secodary academic program) và người đang giữ WP với công việc ở NOC level 0, A hoặc B.
  • Vài dạng lao động trẻ tham gia vào các chương trình đặc biệt.
  • Đương đơn xin thường trú nhân của một hồ sơ bảo lãnh hôn nhân trong-Canada.
  • Người tị nạn, người đang xin tị nạn, người được bảo vệ (protected persons) và (các) người phụ thuộc,…
  • Đương đơn xin thường trú nhân nếu đã nộp hồ sơ này ở một văn phòng ở Canada hoặc nộp trực tuyến và đang giữ work permit, và (các) người phụ thuộc.
  • Người đang giữ temporary resident permit (độ dài trên 6 tháng)
b. Giấy phép làm việc hạn chế employer (employer-specific work permit – ESWP) hạn chế nơi làm việc & tính chất công việc, áp dụng cho các trường hợp:
  • Trade-agreement job offer:
Bạn có thể làm việc với một giấy phép làm việc “đóng” nếu bạn đến từ một đất nước cụ thể có ký với Canada một hiệp định thương mại và nghề nghiệp của bạn nằm trong danh sách nghề nghiệp của hiệp định đó. Một công việc toàn thời gian & thường trực từ một doanh nghiệp đạt chuẩn ở Canada là điều kiện bắt buộc. (NAFTA, GATS, Cdn-Chile FTA, Cdn-Peru FTA, Cdn-Colombia FTA, Cdn-Korea FTA… là các ví dụ).
  • LMIA-backed job offer:
Có thể làm việc với một giấy phép làm việc “đóng” dựa trên một Labour Market Impact Assessment (LMIA) được duyêt bởi Employment and Social Development Canada (ESDC)/Service Canada. Người sử dụng lao động phải theo đuổi quá trình xin LMIA để cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian; thường trực (không theo mùa/vụ) và không xác định thời hạn. Công việc có thể ở tất cả các NOC level kể cả C & D. Tuy nhiên; con đường định cư không hẳn dễ dàng cho các công việc ở hai level này vì không nhiều các chương trình định cư tiếp nhận.
  • Co-op work permit:
Giấy phép làm việc dặc biệt được cấp cho du học sinh đang theo học các chương trình post-secondary mà việc đi làm full-time trong một thời gian nhất định là một phần của chương trình học. Cần lưu ý người được cấp WP dạng này chỉ được làm tại các nơi được chỉ định từ trường.
  • Các trường hợp khác:
Bạn có thể làm việc ở Canada với ý định thực hiện các công việc có thể tạo ra và duy trì các lợi ích đáng kể về mặt xã hội, văn hóa hoặc kinh tế hoặc các cơ hội cho/việc làm đôi bên cùng có lợi của công dân hoặc thường trú nhân Canada (Intra-company transferee là một ví dụ). Tham gia vào các chương trình nghiên cứu hay các công việc liên quan đến từ thiên hoặc tôn giáo cũng có thể cho phép bạn được cấp giấy phép làm việc.
5. LỢI ÍCH MÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC KHI SỞ HỮU WORK PERMIT TẠI CANADA.
Sở hữu Work Permit tại Canada là bạn đã trở thành người lao động hợp pháp tại quốc gia này.
Bạn được làm việc và được bảo vệ theo các điều khoản của chính phủ.
Được hưởng hệ thống phúc lợi xã hội cực kỳ tốt, những người lao động có thu nhập thấp tại Canada sẽ được hưởng trợ cấp mà không bị đánh thuế, họ còn được hoàn cả thuế mua sắm.
Nếu người lao động đang có con nhỏ thì xin hãy yên tâm vì quyền lợi trẻ em ở Canada cực kỳ tuyệt vời, được đánh giá là tốt nhất thế giới. Mỗi gia đình có thể nhận được hơn 6.496 đô cho mỗi em bé dưới 6 tuổi và 5.481 đô cho mỗi con cái từ 6 đến 17 tuổi. Khoản tiền trợ cấp cho con nhỏ này được miễn thuế giúp gia đình những người lao động tại Canada có thể an tâm làm việc.
Ngoài ra sở hữu Work Permit còn là bàn đạp để bạn có thể định cư tại đây, thật tuyệt vời khi có thể định cư tại Canada và mang theo gia đình của mình cùng đi.
Chính bởi những quyền lợi và lợi ích nêu trên cần Work Permit đang nhận được sự quan tâm rất lớn đến từ những người lao động nước ngoài. Để sở hữu Work Permit tại Canada một cách thuận lợi nhất, tốt hơn hết người lao động nên trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, tay nghề và định hướng công ty, doanh nghiệp mà người lao động mong muốn được làm việc.
6. CÁC HẠN CHẾ CỦA WORK PERMIT:
Cũng như Giấy phép học tập, mỗi Work Permit tại Canada đều có những điều kiện và hạn chế. Việc không tuân thủ các điều kiện và hạn chế này sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như huỷ Giấy phép làm việc và trục xuất, đồng thời ảnh hưởng tới triển vọng định cư. Các điều kiện hạn chế thường gặp gồm:
  • Chỉ được làm việc với chức danh cụ thể.
  • Chỉ được làm việc với chủ lao động cụ thể.
  • Chỉ được làm việc tại địa chỉ (văn phòng, nhà xưởng…) cụ thể.
  • Không được làm các việc liên quan tới một số ngành nghề cụ thể.
  • Phải rời Canada trước ngày cụ thể.
  • Không được đi học, trừ khi được cho phép (lưu ý người đang giữ Giấy phép làm việc sau tốt nghiệp có thể xin Giấy phép học tập để học các khoá nâng cao, ví dụ như CPA…).

Trên đây là một số thông tin về định cư Canada diện work permit.

Chúng tôi, tổ chức giáo dục Cap Education, đồng hành cùng bạn trong đào tạo tiếng Pháp, tư vấn hồ sơ du học Pháp, du học Canada, hồ sơ xin định cư Canada. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào chưa có đáp án về các chương trình xin định cư Canada, hãy liên hệ trực tiếp với chuyên viên tư vấn Cap Education qua fanpage: Học Tiếng Pháp – Cap France, để được hỗ trợ trả lời các thắc mắc.

Đừng quên theo dõi chúng tôi thông qua fanpage Học Tiếng Pháp – Cap France và website www.capfrance.edu.vn để cập nhật các thông tin nổi bất, và hữu ích về các chương trình định cư Canada, du học Canada, các bài học tiếng Pháp miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *