Có Nên Du Học Ngành Y Tại Pháp

Cách Dùng Động Từ Avoir Trong Tiếng Pháp Như Thế Nào Cho Đúng
12 Tháng tư, 2021
Học Tiếng Pháp Chủ Đề Ngày Cá Tháng Tư
14 Tháng tư, 2021

Có Nên Du Học Ngành Y Tại Pháp

DU HỌC NGÀNH Y – DƯỢC TẠI PHÁP

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học PhápTư vấn du Học Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp online

Tự học tiếng pháp cơ bản

Giao tiếp tiếng pháp cơ bản

Để theo học ngành Y – Dược tại Pháp, các bạn cần biết về chương trình đào tạo ngành Y-Dược tại Pháp như thế nào ?
Do ngành Y – Dược là ngành đặc thù, việc tuyển sinh cũng khác với các ngành nghề khác. Để thuận tiện cho học viên định hướng rõ ràng, Cap Education giới thiệu đến các bạn những thông tin về du học ngành y tại Pháp như sau:
  • Tổng quan đào tạo ngành Y – dược tại Pháp.
  • Cập nhật những thay đổi mới nhất cho việc tuyển sinh ngành y dược tại Pháp từ năm 2020.
  • Cụ thể chương trình đào tạo Y – Dược.
  • Cách thức dự tuyển như thế nào ?
  • Những lưu ý dành cho sinh viên quốc tế muốn đến Pháp học ngành nghề này.
1. Tổng quan đào tạo ngành Y – Dược tại Pháp
  • Đào tạo ngành Y tại Pháp chia làm 3 giai đoạn, nằm trong hệ thống LMD của Châu Âu, được giảng dạy tại trường đại học tổng hợp kết hợp với một trong 32 Trung tâm Đại học Y khoa.
  • Ngôn ngữ đào tạo 100% bằng tiếng Pháp. Sinh viên muốn theo học bắt buộc phải có trình độ tiếng Pháp B2 trở lên.
2. Những thay đổi tuyển sinh ngành Y – Dược tại Pháp từ năm 2020
Từ năm 2020, PACES (năm thứ nhất chung ngành Y – Dược), cổng dự tuyển duy nhất vào chuyên ngành Y – Dược bị xóa bỏ. Tất cả các trường Đại học đều áp dụng phương thức xét tuyển mới cho ngành Y – Dược sau một, hai hoặc ba năm học ngành này. Mỗi sinh viên đều có thể dự tuyển vào Y – Dược hai lần.
Học sinh phổ thông trung học có thể lựa giữa chọn nhiều chương trình, dự tuyển vào các chuyên ngành bậc Cử nhân (Cử nhân với định hướng “Accès Santé» (L.AS) hoặc lộ trình đặc biệt « Accès santé » bằng một chuyên ngành khác (PASS).
Số lượng người làm việc trong lĩnh vực y tế sẽ được dự kiến thông qua một phân tích trên phạm vi toàn quốc, dựa trên số liệu từ nhiều năm, theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại các vùng lãnh thổ và sự phát triển của ngành nghề này.
Các Đại học Tổng hợp sẽ là đơn vị bảo đảm cho một hệ thống phù hợp và hiệu quả hơn, kết hợp nhu cầu thực tế của từng vùng với khả năng tiếp nhận của từng Khoa Y Dược.
Các phương thức dự tuyển mới này được đưa ra nhằm đa dạng hóa hồ sơ sinh viên được chọn và cho phép họ theo học thành công khóa học đồng thời có triển vọng hội nhập môi trường làm việc đa dạng hơn.
Các hình thức chuyển tiếp đảm bảo cho sinh viên được học PACES năm 2019 có khả năng học lại một năm và có một số lượng chỉ tiêu tuyển sinh vào các chương trình đào tạo y tế.
3. Chương trình đào tạo Y – Dược:
Thời gian đào tạo ngành Y – Dược
  • Sản phụ khoa : Tú tài + 5 năm
  • Dược : Tú tài + 6 đến 9 năm
  • Bậc 3 đối với bác sĩ phẫu thuật – Nha sĩ : Tú tài + 6 năm đến Tú tài + 8 năm học hoặc 9 năm
  • Bác sĩ chuyên khoa : Tú tài + 9 đến 11 năm

Y - Dược

4. Cách thức dự tuyển như thế nào ?
  • Cử nhân, theo định hướng « accès santé » (L.AS) 
Học sinh THPT chọn chương trình cử nhân phù hợp với kế hoạch và thế mạnh của mình.
 (Ví dụ : Ngôn ngữ, Luật, Khoa học sự sống, Kinh tế – Quản lý, …), với định hướng «accès santé». Trong suốt khóa học chương trình cử nhân này, sinh viên sẽ học thêm một số môn liên quan đến ngành Y Dược.
Sau khi hoàn thành năm thứ nhất Cử nhân (L1), có thể dự tuyển vào chuyên ngành Y Dược mà mình mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược). Nếu sinh viên không được nhận vào các chuyên ngành này thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) và có thể dự tuyển lại Y – Dược ít nhất sau một năm.
Trường hợp sinh viên không hoàn thành Năm thứ nhất Cử nhân (L1) thì không thể dự tuyển vào Y – Dược. Sinh viên có thể học lại năm thứ nhất này hoặc chuyển hướng thông qua Parcoursup.
  • Lộ trình chuyên biệt « accès santé », với lựa chọn một chuyên ngành khác (PASS)
Các lộ trình này được tổ chức tại các Đại học Tổng hợp có khoa Y – Dược. Thí sinh chọn hướng dự tuyển thẳng vào ngành Y – Dược (PASS) với lựa chọn một chuyên ngành khác phù hợp với kế hoạch học tập và thế mạnh của mình (ví dụ : Luật, Sinh học, Ngôn ngữ …)
Trường hợp sinh viên hoàn thành Năm thứ nhất, có thể dự tuyển vào các chuyên Y – Dược mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược) Nếu không hoàn thành thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) phù hợp với lựa chọn của mình, và cũng có thể dự tuyển lại vào Y – Dược ít nhất sau một năm học.
Trường hợp sinh viên không hoàn thành Năm thứ nhất thì không thể dự tuyển vào Y – Dược và cũng không thể học lại năm học này. Sinh viên phải chuyển hướng thông qua Parcoursup.
Tất cả sinh viên đều có 2 cơ hội dự tuyển vào chuyên ngành y tế (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược trong giai đoạn 1 của quá trình học)
Tiếp nhận sinh viên Y- Dược phân bổ theo khu vực địa lý
  • Một số chương trình học cử nhân định hướng chuyên ngành Y DƯỢC được giảng dạy tại các Y – Dược không có khoa Y.
  • Trường hợp được nhận vào chuyên ngành sản phụ khoa, y khoa, nha khoa hoặc dược, thí sinh sẽ theo học tại trường Đại học có khoa Y (gần nhất)
Lựa chọn chương trình học như thế nào ?
Sinh viên nên lựa chọn theo kế hoạch học tập và thế mạnh của bạn thân.
•Nếu sinh viên quan tâm đến lĩnh vực Y – Dược và có các điểm mạnh không quá xa lĩnh vực sinh học, thì có thể chọn theo học bậc Cử nhân chuyên ngành mình mong muốn với định hướng « accès santé ».
•Nếu sinh viên chọn hướng dự tuyển PASS thì phải tự đặt câu hỏi về lựa chọn một chuyên ngành quan tâm nhất để có thể theo học ngoài ngành Y – Dược.
5. Lưu ý dành cho sinh viên quốc tế muốn theo học ngành y dược tại Pháp
a. Vào học L.AS hoặc PASS
Việc dự tuyển vào PASS hoặc L.AS được thực hiện theo cùng một lịch trình và quy định như dự tuyển vào năm Nhất bậc Cử nhân ở Pháp.
Mọi sinh viên nước ngoài muốn đăng ký vào chương trình cử nhân năm thứ nhất của một trường đại học tổng hợp (L1), hoặc vào chương trình năm thứ nhất ngành Y (Parcours d’accès spécifique santé – PASS) đều phải thực hiện quy trình dự tuyển quốc tế có tên gọi là Đăng ký tạm thời (DAP blanche).
b. Kỳ thi bác sĩ nội trú cho sinh viên nước ngoài
Để vào học giai đoạn 3, một cuộc thi chuyên biệt được tổ chức cho các bác sĩ quốc tế không thuộc khu vực Liên minh Châu Âu. Cuộc thi này thường mở đăng ký vào tháng 3 hàng năm. Thông tin chi tiết trên trang web CNG.
c. Bằng chuyên khoa y (DFMS) và bằng chuyên khoa y sâu (DFMSA)
  • Chương trình này là gì?
Chương trình giúp các bác sĩ và dược sĩ quốc tế theo học chuyên khoa tại Pháp ( gồm lý thuyết và các khóa thực tập đào tạo thực hành).
Sinh viên dự tuyển chương trình DFMS và DFMSA nhất thiết phải có bằng cấp hành nghề y hoặc dược ở quốc gia quê hương mình hoặc nơi mình đang cư trú.
  • Để có thể ghi danh chương trình DFMS như thế nào ?
Bác sĩ hay dược sĩ quốc tế phải đang trong quá trình đào tạo y – dược chuyên khoa ở quốc gia quê hương mình hay quốc gia đang cư trú.
Để có thể ghi danh chương trình DFMSA, bác sĩ hay dược sĩ quốc tế phải có bằng cấp chuyên khoa y/dược cho phép hành nghề chuyên khoa ở quốc gia quê hương mình hay quốc gia đang cư trú.
  • Hạn nhận hồ sơ dự tuyển:
Diễn ra trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, qua Bộ phận hợp tác và phát triển văn hóa (SCAC) thuộc Đại sứ quán Việt Nam.
Hồ sơ dự tuyển mẫu tải về ở liên kết : http://med.unistra.fr/fre/Formations/3eme-cycle/DFMS-DFMSA
Các thí sinh được nhận phải tiếp tục làm “hồ sơ 2” trước ngày 15 tháng 5. Các thí sinh đợi kết quả dự tuyển và bổ nhiệm từ 15 tháng 7. Sau đó, thí sinh tiến hành ghi danh tại trường đã trúng tuyển trước ngày 31 tháng 10 và nhận nhiệm vụ trong bệnh viện đại học được nhận vào trước ngày mồng 1 tháng 11.
Chương trình đào tạo không được kéo dài quá 2 học kỳ.
Các sinh viên sẽ không được phép hành nghề y tại Pháp sau khóa học.
Thí sinh dự tuyển bắt buộc phải xin thị thực dài hạn sinh viên và khai báo hồ sơ trúng tuyển trên Etudes en France. Sinh viên phải có trình độ tiếng Pháp tối thiểu B2 (các chứng chỉ tiếng Pháp : TCF, DELF/DALF, TEF).
Tất cả các tài liệu ở ngôn ngữ nước ngoài đều phải đi kèm với bản dịch đã công chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *