Định Cư Ở Pháp Cần Những Thủ Tục Gì
26 Tháng bảy, 2022
Học Ngành Nào Dễ Định Cư Tại Pháp ?
28 Tháng bảy, 2022

Có Nên Học Điện Ảnh Tai Pháp

Có Nên Học Điện Ảnh Tai Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học Pháp, Du Học CanadaDịch vụ tư vấn Định Cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tiếng pháp căn bản
Tiếng pháp giao tiếp hàng ngày
Tự học tiếng pháp online miễn phí
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ
Chương trình du học dự bị Pháp, cam kết đầu ra visa du học sau 6 tháng

Theo số liệu thống kê năm 2021 của CNC (Centre national du cinéma et de l’image animée), tổng cộng 239 phim mới đã được ra mắt vào năm 2020. Nước Pháp là một trong những nước châu u có nhiều người đến rạp chiếu phim nhất. Để tạo ra thật nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, lĩnh vực nghe nhìn và điện ảnh đang không ngừng tìm kiếm những nhà sáng tạo tháo vác, có khả năng làm việc linh hoạt theo thời gian sản xuất sản phẩm.
Nếu bạn là một người có tính sáng tạo, yêu thích các dự án theo nhóm, có nhiều mối quan hệ thì rất có thể bạn sẽ bị thu hút bởi các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghe nhìn (audiovisuel) và điện ảnh (cinéma). Để biết thêm thông tin về đào tạo lĩnh vực này ở Pháp mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Các ngành nghề về nghe nhìn và điện ảnh
  • Người làm phim hoạt hình 3D (Animateur 3D)
  • Trợ lý sản xuất (Assistant(e) de production)
  • Trợ lý đạo diễn (Assistant(e) réalisateur(trice))
  • Người quay phim (Cadreur(euse))
  • Nhà phát hành (Chargé(e) de diffusion)
  • Đạo diện hình ảnh (Chef(fe) opérateur)
  • Kĩ sư hình ảnh (Ingénieur(e) de la vision)
  • Kĩ sư âm thanh (Ingénieur(e) du son)
  • Người dựng phim, biên tập phim (Monteur(euse))
  • Nhà sản xuất (Producteur(trice))
  • Đạo diễn (Réalisateur(trice))
  • Quản lý hậu cần (Régisseur(euse) général(e))
  • Người biên kịch, viết kịch bản (Scénatiste)
  • Thư kí đạo diễn (Scripte)
2. Mức thu nhập của các ngành về nghe nhìn và điện ảnh
Mức lương đối với các công việc kĩ thuật và trợ lý đạo diễn sẽ gần với mức lương tối thiểu (SMIC) tương đương khoảng 1600 €/tháng (trước thuế) và thường được tính thêm 25-100% thu nhập chính khi làm thêm ngoài giờ như quay phim vào ngày chủ nhật, tối muộn, ngày nghỉ lễ, … Nghề đạo diễn được trả lương khoán (trả theo khối lượng và chất lương công việc), có thể thu được trên dưới 4000 €/tháng. Nghề sản xuất phim (producteur, người huy động vốn sản xuất) được trả lương tùy theo phần trăm nên khó xác định được con số cụ thể.
3. Các chương trình đào tạo ngành nghe nhìn và điện ảnh
Chương trình đạo tạo ngành nghe nhìn và điện ảnh tương đối đa dạng với nhièu con đường cho bạn chọn lựa
a. Chương trình đào tạo 2 năm (bac+2)
Với thời gian đào tạo này, bạn có thể chọn một trong năm hướng chuyên nghiệp hóa của chương trình BTS métiers de l’audiovisuel :
  • BTS métiers de l’audiovisuel, option techniques d’ingénierie et exploitation des équipements (Khoa học kỹ thuật và khai thác thiết bị)
  • BTS métiers de l’audiovisuel, option métiers du son (âm thanh)
  • BTS métiers de l’audiovisuel, option métiers de l’image (hình ảnh)
  • BTS métiers de l’audiovisuel, option métiers du montage et de la post-production (dự phim và hậu kì)
  • BTS métiers de l’audiovisuel, option gestion de la production (sản xuất)
Sau khi hoàn thành chương trình, bạn có thể tiếp tục học cự nhân nghề (licence professionnel) nếu muốn đào sâu thêm một khía cạnh của chuyên ngành.
b. Chương trình đào tạo 3 năm (bac+3)
Bạn có thể theo học cử nhân ngành diện ảnh và nghe nhìn ỡ một trường đại học để có được đào tạo một cách vững chắc và có thể học tiếp lên Thạc sĩ (bac+5)
Nếu định hướng theo các ngành kĩ thuật (ánh sáng, âm thanh, …), bạn có thể cân nhắc chương trình DNMADE (Le diplôme national des métiers d’art et du design) mention spectacle (chuyên ngành sân khấu : trang phục sân khấu, thiết kế sân khấu, quản lý sân khấu, âm thanh, ánh sáng)
4. Các cơ sở đào tạo ngành nghe nhìn và điện ảnh
  • l’ESRA (École supérieure de réalisation audiovisuelle)
  • 3iS (Institut international de l’image et du son)
  • CLCF (Conservatoire libre du cinéma français)
  • l’EICAR (École internationale de création audiovisuelle et de réalisation)
  • l’ESEC (École supérieure d’études cinématographiques)
  • l’Ensav (École nationale supérieure de l’audiovisuel)
  • La Fémis (École nationale supérieure des métiers de l’image et du son)
  • l’ENS Louis-Lumière

Điện Ảnh

 

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Zalo: +84 916 070 169

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *