Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Pháp Tại Nước Pháp
29 Tháng hai, 2024
Làm Visa Đi Nước Pháp Hết Nhiêu Tiền
4 Tháng ba, 2024

Hướng Dẫn Cách Làm Song Tịch Pháp Việt

Hướng Dẫn Cách Làm Song Tịch Pháp Việt

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn Du Học Pháptư vấn du Học Canada và tư vấn định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp online
Tự học tiếng pháp cơ bản
Giao tiếp tiếng pháp cơ bản
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ

Hiện nay, việc một công dân được mang cùng lúc 2 quốc tịch, hay còn gọi là song tịch khá phổ biến. Tuy nhiên, để có thể mang 2 quốc tịch cũng phải trải qua quá trình làm hồ sơ khá vất vả. Cùng Cap France tìm hiểu cách làm song tịch Pháp Việt nhé!

 

NỘI DUNG CHÍNH

  • Song tịch Pháp Việt
  • Điều kiện có 2 quốc tịch Pháp Việt
  • Cách làm song tịch Pháp Việt

 

  1. Song tịch Pháp Việt

Song tịch nghĩa là hai quốc tịch, là từ được sử dụng để nói về một người có đồng thời hai quốc tịch hợp pháp, là công dân của hai quốc gia khác nhau. Song tịch Pháp Việt nghĩa là một người có cả 2 quốc tịch Pháp và Việt. Cả 2 quốc tịch này đều hợp pháp.

 

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới cho phép công dân của nước mình được đồng thời mang quốc tịch của một quốc gia khác nữa. Chính sách này được quy định và áp dụng ở Pháp và Việt Nam. Nghĩa là, một người vừa có thể giữ quốc tịch Pháp và đăng ký lại quốc tịch Việt Nam khi đáp ứng những điều kiện nhất định.

 

  1. Điều kiện có 2 quốc tịch Pháp Việt

Luật Quốc tịch Việt Nam không cho phép công dân Việt Nam mang hai quốc tịch trừ trường hợp đặc biệt như người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam,…

– Theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam”.

– Theo khoản 2, 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì những người dưới đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép khi nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:

  • Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
  • Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Điều 9 Nghị định số 16/2020NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài là trường hợp đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

  • Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

– Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

– Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, theo những quy định trên có thể hiểu rằng Việt Nam đã cho phép công dân được mang 2 quốc tịch. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng đó đều là những trường hợp đặc biệt, được Chủ tịch nước cho phép thì mới có thể mang 02 quốc tịch.

 

  1. Cách làm song tịch Pháp Việt

3.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký song tịch tại Việt Nam:

Để xin song tịch bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú.

– Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp.

– Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, như:

  • Giấy khai sinh (trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ).
  • Giấy Chứng minh nhân dân.
  • Hộ chiếu Việt Nam.
  • Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Giấy tờ khác (giấy xác nhận công dân) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

– Bản sao giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

  • Trường hợp Việt Kiều đã được sở hữu nhà tại Việt Nam thì cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở.
  • hữu nhà hoặc giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua nhà ở…
  • Trường hợp Việt Kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì cung cấp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà; Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú; Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ.

 

3.2. Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có chỗ ở hợp pháp để được xem xét và giải quyết.

3.3. Nhận kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về Việt Nam thường trú tại Cơ quan bạn đã nộp hồ sơ đăng ký song tịch.

3.4. Thực hiện các thủ tục sau khi có kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về đăng ký thường trú như: nhập hộ khẩu tại địa phương, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.

LIÊN HỆ CAP EDUCATION:

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Hotline/ Zalo: 0916 070 169 – 0916 962 869 – 07 88 77 94 78

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Zalo/Viber: (+84) 916 070 169 –  (+84) 916 962 869 – (+84) 788 779 478

 

 

Tags: cach lam song tich phap vietve may bayhoc tieng phapho tro du hoc phap va canadaho tro xin dinh cu canadatieng phap onlinetu hoc tieng phap co bantu van du hoc phapdao tao tieng phapgiao tiep tieng phap co bantu van du hoc canadatu van dinh cu canada

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *