Những Tiêu Chuẩn Nhập Quốc Tịch Pháp
10 Tháng tám, 2022
Cẩm Nang Du Học Pháp Nên Có
12 Tháng tám, 2022

Làm Thế Nào Để Bảo Lãnh Định Cư Pháp

Làm Thế Nào Để Bảo Lãnh Định Cư Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn du học Pháptư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)

Một người nước ngoài có thẻ cư trú tại Pháp có thể bảo lãnh vợ/chồng và con cái của học đến Pháp sinh sống. Thủ tục này được gọi là đoàn tụ gia đình (regroupement familial). Mời các bạn cùng CAP tìm hiểu cách yêu cầu được đưa gia đình đoàn tụ tại Pháp.
NỘI DUNG CHÍNH:
  • Điều kiện đối với người bảo lãnh
  • Điều kiện đối với người được bảo lãnh
  • Các bước thực hiện thủ tục regroupement familial
  • Các thủ tục cần làm để đến và định cư tại Pháp
A – ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI BẢO LÃNH
1. Về thơi gian cưu trú
Người bảo lãnh phải sinh sống ở Pháp tối thiểu 18 tháng và có một trong các giấy tờ sau:
  • Thẻ cư trú thời hạn tối thiểu một năm (hạng salarié, vie privée et familiale, étudiant, visiteur,…)
  • Thẻ công dân hoặc thẻ công dân dài hạn thời hạn 10 năm (được cấp bởi Pháp)
  • Biên lai xin gia hạn một trong hai loại thẻ trên
2. Về điều kiện tài chính
a. Điều kiện chung
Người bảo lãnh cần đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và có thể đảm bảo đón gia đình mình đến Pháp trong điều kiện đầy đủ.
Tùy vào số thành viên trong gia đình, nguồn thu nhập này (sau thuế) phải đạt một mức nhất định như sau :
  • Gia đình 2 hoặc 3 người : Đạt mức lương tối thiểu sau thuế (SMIC, trung bình 1302,64 €) trong 12 tháng gần nhất với thời điểm yêu cầu bảo lãnh
  • Gia đình 4 hoặc 5 người : Đạt trung bình 1414 € trong 12 tháng gần nhất với thời điểm yêu cầu bảo lãnh
  • Gia đình 6 hoặc hơn : Đạt trung bình 1542,04 € trong 12 tháng gần nhất với thời điểm yêu cầu bảo lãnh
Khoảng thu nhập của người bảo lãnh có thể đến từ một công việc có trả lương hoặc không có trả lương, từ công việc quản lý di sản, tiền hưu trí, …
Thu nhập của người vợ/chồng cũng được tính đến, nhằm đảm bảo người đó vẫn tiếp tục được nhận lương khi rời khỏi đất nước của mình.
Các tài nguyên sau đây sẽ không được tính vào khi chứng minh tài chính :
  • Trợ cấp từ gia đình
  • Các loại trợ cấp xã hội (RSA, Aspa, Ata, ASS, AER)
b. Đối với người nhận trợ cấp cho người khuyết tật (AAH) hoặc mất khả năng lao động (Asi)
Không có điều kiện tài chính nào được áp dụng
c. Đối với người trên 65 tuổi
Không có điều kiện tài chính nào được áp dụng nếu người bảo lãnh đạt cả 4 điều sau :
  • Trên 65 tuổi
  • Sống ở Pháp tối thiểu 25 năm
  • Đã kết hôn ít nhất 10 năm
  • Yêu cầu bảo lãnh vợ/chồng
3. Về nơi ở
Người bảo lãnh phải có (hoặc chứng minh được sẽ có vào ngày gia đình chuyển đến) một nơi ở bình thường để một gia đình có thể sống cùng nhau trong cùng một vùng.
Nhà ở phải đáp ứng một số yêu cầu về an toàn sức khỏe và trang thiết bị
Tùy theo khu vục của chỗ ở, diện tích ở được của ngôi nhà phải đạt điều kiện như sau :
  • Nhà thuộc khu vực A bis và A : 22 m2 đối với gia đình hai người hoặc chỉ hai vợ chồng không có con nhỏ. Khi có thêm thành viên khác, thêm 10 m2/người cho đến khi tổng thành viên là 8 người và 5 m2/người từ sau người thứ 8 trở đi
  • Nhà thuộc khu vực B1 và B2 : 24 m2 đối với gia đình hai người hoặc chỉ hai vợ chồng không có con nhỏ. Khi có thêm thành viên khác, thêm 10 m2/người cho đến khi tổng thành viên là 8 người và 5 m2/người từ sau người thứ 8 trở đi
  • Nhà thuộc khu vực C : 28 m2 đối với gia đình hai người hoặc chỉ hai vợ chồng không có con nhỏ. Khi có thêm thành viên khác, thêm 10 m2/người cho đến khi tổng thành viên là 8 người và 5 m2/người từ sau người thứ 8 trở đi
Để biết nhà của mình thuộc vào khu vực nào (A, A bis, B1, B2 hay C), có thể tra cứu bằng tên hoặc maã bưu chính của nơi mình sống (commune) tại link : https://www.service-public.fr/simulateur/calcul/zonage-abc
B – ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH
Người được bảo lãnh không phải mối đe dọa đến an ninh trật tự của nước Pháp
Người được bảo lãnh là vợ/chồng (từ 18 tuổi trở lên) hoặc con (dưới 18 tuổi) của người bảo lãnh
Nếu người được bảo lãnh là con cái, đây phải là :
  • Con ruột hợp pháp của cả hai vợ chống hoặc con nuôi được pháp luật thừa nhận
  • Hoặc con riêng của người bảo lãnh hay người vợ/chồng nếu : người cha/mẹ kia của đứa trẻ đã qua đời/mất quyền nuôi con hoặc người vợ/chồng của gia đình được bảo lãnh đang giữ quyền làm cha mẹ của đứa trẻ theo quyết định của tòa án ở nước ngoài.
Yêu cầu bảo lãnh một phần (regroupement familial partiel) có thể được đặc cách thông qua vì lợi ích của con cái.
Thủ tục regroupement familial không được áp dụng cho cha mẹ/ông bà của người bảo lãnh đang ở nước ngoài. Những người này có thể đến Pháp sinh sống với thân phận visiteur nếu họ có đủ tài nguyên.
Tuổi của vợ/chồng/con cái sẽ được đánh giá vào ngày nộp yêu cầu bảo lãnh.
C – CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THỦ TỤC REGROUPEMENT FAMILIAL
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Để biết mình cần chuẩn bị những tài liệu nào, người yêu cầu bảo lãnh cần tra cứu bằng cách khai báo thông tin hoành cảnh của mình tại link : https://www.service-public.fr/simulateur/calcul/dossierRegroupementFamilial
Bước 2 : Điền đơn yên cầu bảo lãnh
Link tải mẫu đơn : https://www.formulaires.service-public.fr/gf/cerfa_11436.do
Bước 3 : Gửi hồ sơ đến OFII
Gửi tất cà hồ sơ đã được điền đầy đủ thông tin qua đường bưu điện đến văn phòng OFII có thẩm quyền tại khu vực của mình.
Người bảo lãnh cần gửi kèm theo hồ sơ yêu cầu bảo lãnh bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng mình hoàn cảnh của mình gồm :
  • Giấy phép cư trú
  • Giấy tờ hộ tịch được dịch sang tiếng pháp bởi người biên dịch được công nhận bởi lãnh sự quán hoặc bộ ngoại giao Pháp : giấy đăng kí kết hôn, giấy khai sinh của vợ/chồng/con, giấy tờ nhận nuôi con, giấy tờ ly hôn, …
  • Thư giải thích mục đích của việc bảo lãnh hướng đến lợi ích của con cái
  • Giấy tờ chứng minh tài chính trong 12 tháng gần nhất
  • Giấy tờ chứng minh nơi ở
Bước 4 : Chờ giải quyết yêu cầu
Quá trình giải quyết yêu cầu sẽ diễn ra theo trình tự
  • Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra điều kiện tài chính và nơi ở
  • Khuc vực cư trú xem xét và đưa ra kết quả cho yêu cầu bảo lãnh
D – CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM ĐỂ ĐẾN VÀ ĐỊNH CƯ Ở PHÁP
1. Xin visa
Ngay sau khi gia đình người bảo lãnh ở nước ngoài nhận được giấy chứng nhận tiền gửi từ OFII và giấy từ hộ tịch, mỗi thành viên trong gia đình phải xin visa dài hạn có giá trị tương đương thẻ cư trú (VLS-TS)
Kiểm tra sức khỏe
Ngay khi đến Pháp, gia đình cần kiểm tra sức khòe. Giấy khám sức khỏe ký bởi OFII là không thể thiếu để lấy thẻ cư trú.
2. Xin thẻ cư trú 
Vợ/chồng đã có visa dài hạn VLS-TS được đến và định cư tại Pháp trong một năm đầu tiên mà không cần xin thẻ cư trú.
Sau một năm, người vợ/chồng phải xin thẻ cư trú tạm thời hạng cuộc sống riêng tư và gia đình (vie privée et familiale) (hiệu lực 1 năm)
Trẻ con đến Pháp với visa loại regroupement familial không cần thẻ cư trú. Khi đủ tuổi trưởng thành (từ 18 trở lên) hoặc khi đủ 16 tuổi trờ lên nếu muốn xin việc làm, phải xin thẻ cư trú tạm thời hạng cuộc sống riêng tư và gia đình (vie privée et familiale) (hiệu lực 1 năm)
Ngoài ra, vợ/chồng/con trên 16 tuổi được bảo lãnh sang Pháp phải kí vào hợp đồng hòa nhập với nền cộng hòa.

 

Bảo Lãnh Định Cư Pháp

 

Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

  • Khóa luyện viết & củng cố ngữ Pháp
  • Khóa luyện thi các chứng chỉ TCF, DELF, DALF

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
  • Hotline/ Zalo: 0916 070 169 – 0916 962 869 – 07 88 77 94 78
  • Email: info@capfrance.edu.vn

Tags:bài luận tiếng pháp theo chủ đề,bài văn giới thiệu về gia đình,danh xưng trong tiếng anh,đại từ nhân xưng,tự học tiếng pháp cho người mới bắt đầu,bắt đầu học tiếng pháp,giao tiep tieng phap,giao tiếp tiếng pháp thông dụng,casc thif trong tieesng anh,có mấy thì trong tiếng anh,học tiếng pháp vỡ lòng online,hoctiengphaponline,cảm ơn tiếng pháp là gì,dịch cảm ơn sang tiếng pháp,từ vựng a1,từ vựng tiếng anh b2,test độ les,bài học ngữ pháp cho bạn trẻ,sách học tiếng pháp,giáo trình tiếng pháp,dđại từ sở hữu,động từ sở hữu,tự học tiếng pháp cơ bản,50 động từ thông dụng,những từ đẹp nhất trong tiếng pháp,các từ tiếng pháp hay,số đếm trong tiếng pháp,bảng số tiếng pháp,xin chào là gì,xin chào dịch tiếng anh,phát âm tiếng pháp,chữ pháp,học tiếng pháp ở tphcm,học tiếng phap,các câu tiếng pháp hay,những câu nói hay bằng tiếng pháp,bài giới thiệu bản thân bằng tiếng pháp,giới thiệu bản thân bằng tiếng nga,tư vấn du học pháp uy tín,tu van du hoc phap uy tin,cách xin học bổng du học,xin học bổng du học,du học miễn phí ở đâu,du hoc mien phi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *